Xemphimgay

"Muốn người lao động về già có lương hưu để bảo đảm an sinh, đó là chính sách nhân đạo xã hội, rất t ditnhau

【ditnhau】Lo ngại từ hai phương án rút BHXH một lần

"Muốn người lao động về già có lương hưu để bảo đảm an sinh,ạitừhaiphươngánrútBHXHmộtlầditnhau đó là chính sách nhân đạo xã hội, rất trân trọng. Tuy nhiên, sẽ có người không thể chờ đợi đến khi hưởng lương hưu. Họ thường là lao động chân tay, làm việc trong các công ty nước ngoài hay tư nhân.

Các công ty này có chính sách chỉ sử dụng lao động trẻ dưới 40 tuổi, lúc đó họ mới tham gia bảo hiểm khoảng 15 năm. Sau tuổi 40 là khó kiếm việc làm trong các công ty đối với lao động chân tay, nên ít ai có khả năng tiếp tục tham gia tiếp BHXH. Nếu lưu lại BHXH, chờ đến tuổi hưởng lương hưu (trên 60 tuổi), người lao động phải đợi thêm trên 20 năm nữa.

Vì thế, sẽ có rất ít người chờ. Nếu không có chính sách hỗ trợ tiếp tục có việc làm để có tiền đóng bhxh hoặc có chính sách nào đó rút ngắn thời gian đóng và hưởng BHXH, thì tình trạng hưởng BHXH một lần sẽ khó chấm dứt".

Độc giả nickname capttraibình luận như trên sau bài viết Vì sao đề xuất cho rút 50% bảo hiểm xã hội một lần?. Theo đó, có hai phương án rút BHXH đang được trình Quốc hội.

Độc giả Tuấn Vũchia sẻ rằng mình sẽ không rút BHXH một lần dù đang khó khăn tài chính:

"Tôi đợi tới hưu chứ không cần rút phải chờ rút một lần. Mặc dù đang khó khăn tài chính, nhưng không vì vậy mà nghỉ để rút bảo hiểm một lần, do còn sức khỏe để tiếp tục lao động, chỉ sợ sau này già không còn sức lao động rồi xòe tay xin tiền con cháu thì không được.

Chỉ có tiền hưu mới giúp tuổi già của mình thôi, tiền hưu trí không cao nhưng nó cũng giúp giảm bớt gánh nặng tài chính sau già. Tôi làm việc được 14 năm rồi, các phương án cũng chỉ muốn lo cho an sinh xã hội sau này cho mọi người sau này, và không gánh nặng cho xã hội và con cháu sau này".

Trong khi đó, lao động sẽ bị sốc nếu chọn phương án rút bảo hiểm xã hội một lần còn 50% vì cho rằng quyền lợi bị giảm, theo Chủ tịch công đoàn Công ty Pouyuen. Cụ thể, theo phương án đề xuất thứ hai, lao động được giải quyết 50% tổng thời gian đóng vào Quỹ hưu trí tử tuất, phần còn lại được bảo lưu trong hệ thống để sau này hưởng chế độ.

Độc giả Tiennguyen: "Chúng ta đã đưa ra quy định đóng BHXH là bắt buộc trong luật được thì hãy đưa thêm điều khoản không được rút BHXH một lần (trừ bệnh hiểm nghèo, tuổi hưu đến nhưng năm đóng chưa đủ (được quyền rút hoặc có tỷ lệ hưởng thấp tương ứng số năm tham gia), ra nước ngoài định cư).

Nhưng giá trị điều chỉnh của Luật có giá trị sau khi ban hành là những đối tượng tham gia BHXH từ ngày điều luật này ra đời. Nghĩa là ai đã tham gia BHXH trước ngày điều chỉnh quy định này thì không sao. Nếu không sẽ tác động tới lao động đã đóng BHXH trên 5 năm cho mà xem, họ sẽ nghĩ việc để rút BHXH vì sợ bị giảm mức rút".

Độc giả Việt Dũngcho rằng: "Chính vì cho rút một lần nên đã dẫn đến ý nghĩa của việc đóng bảo hiểm sai lệch. BHXH là đóng để an sinh không những cho mình và cho mọi người, mỗi người cùng nhau trích ra để đóng an sinh cho xã hội.

Người trẻ đóng hỗ trợ người già, thế hệ sau đóng tiếp để hỗ trợ thế hệ trước... Nhưng giờ mọi người đã hiểu sai ý nghĩa của nó và rút một lần. Nếu ai cũng rút hết thì quỹ BHXH làm sao tồn tại? Phải coi nó như một chi phí bắt buộc khi đi làm vừa là cho chính mình vừa là cho xã hội".

Độc giả myinteracđồng tình: "Thông thường, nguyên tắc của bảo hiểm là đóng tiền để hưởng quyền lợi. Tiền đã đóng coi như là mất, chỉ hưởng quyền lợi mà thôi. Nếu vì lý do gì đó không được hưởng quyền lợi thì phải chịu. Nên không cho rút là đúng. Đóng ít hưởng ít, đóng nhiều hưởng nhiều nên cho người lao động tự thỏa thuận mức đóng với doanh nghiệp, nhưng vì an sinh xã hội nên là bắt buộc phải đóng, và đóng bằng mức lương tối thiểu vùng là phù hợp".

Trong khi đó, độc giả nickname vuhai128cho rằng: "Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần rõ ràng là vấn đề rất khó, lại có nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau. Nhưng cơ bản, vấn đề người lao động rời bỏ BHXH là ở khối doanh nghiệp tư nhân và FDI, còn khối hành chính sự nghiệp rất ổn định, có thể phải xây dựng chế độ riêng cho nhóm lao động tư nhân và FDI này vì lý do sau:

1. Nhóm lao động tại các DNTN và FDI chiếm số lượng lớn, mức đóng thấp thường chỉ tương đương với mức lương cơ bản, sau này chế độ hưởng cũng thấp, (hầu hết lao động tại các khu công nghiệp chỉ quanh quẩn mức 4 triệu đồng một tháng, sau này hưởng lương hưu cũng không đủ sống.

2. Thời gian tham gia ngắn, dễ bị sa thải hoặc mất việc, sau độ tuổi này các doanh nghiệp họ không muốn nhận lao động trong khi độ tuổi này khó tìm việc vào công ty khác. Phần lớn người sẽ quay về làm nông nghiệp, thợ hồ, xe ôm, làm công việc tự do khác, mà những công việc này thi nhập không cao, khó dành tiền để tham gia BHXH tự nguyện".

Đánh giá chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần là vấn đề nhạy cảm, tác động lâu dài đến an sinh, Chính phủ trình Quốc hội hai phương án giải quyết trong hồ sơ Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Phương án một, phân loại hai nhóm lao động để giải quyết hưởng một lần. Người tham gia trước khi luật sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025) được rút một lần nếu sau 12 tháng nghỉ việc mà có nhu cầu. Nhóm còn lại bắt đầu đi làm và đóng BHXH từ sau 1/7/2025 sẽ không được rút, trừ trường hợp theo quy định.

Phương án hai, lao động được giải quyết 50% tổng thời gian đóng vào Quỹ hưu trí tử tuất, phần còn lại được bảo lưu trong hệ thống để sau này hưởng chế độ.

Hữu Nghịtổng hợp

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap